1. Tánh cách tôn nghiêm của sự đọc sách
Nói đến sự
tôn nghiêm, tức là muốn khuyên các bạn nên “gây chung quanh những lúc đọc sách
của ta một không khí trang nghiêm và trầm lặng thường bao bọc những cuộc hoà nhạc
hay những buổi lễ cao quý”.
Nên tránh cái cảnh vừa đọc, vừa ăn, vừa nói chuyện, hoặc đọc thoáng qua một trang, thì ngừng lại để trả lời với máy điện thoại, hoặc cầm sách mà trí nghĩ đâu đâu… rồi lại bỏ dở vì có người bạn đến nói chuyện khào, rủ nhau đi ăn uống hay đi dạo mát… Người biết đọc sách phải biết dành cho mình một buổi nào để đọc sách trong yên lặng và cô tịch. Nên dành riêng cho một nhà văn nào mình rất yêu quý, một buổi chiều trong ngày chủ nhật trong tuần, hay một buổi chiều thứ bảy nào.
Nên tránh cái cảnh vừa đọc, vừa ăn, vừa nói chuyện, hoặc đọc thoáng qua một trang, thì ngừng lại để trả lời với máy điện thoại, hoặc cầm sách mà trí nghĩ đâu đâu… rồi lại bỏ dở vì có người bạn đến nói chuyện khào, rủ nhau đi ăn uống hay đi dạo mát… Người biết đọc sách phải biết dành cho mình một buổi nào để đọc sách trong yên lặng và cô tịch. Nên dành riêng cho một nhà văn nào mình rất yêu quý, một buổi chiều trong ngày chủ nhật trong tuần, hay một buổi chiều thứ bảy nào.
Riêng tôi,
suốt một đoạn đời từ 21 tuổi đến nay, tôi đã dành cho mỗi buổi tối ít nhất là 2
giờ đồng hồ để đọc sách khoảng từ 20 giờ đến 22 giờ không bao giờ sai chạy. Giờ
ấy đối với tôi cũng như giờ cầu kinh, nhất định không để cho ai quấy rầy… Giờ đọc
sách này là giờ đọc sách hoạt động. Tất cả người trong gia đình đều phải nể cái
giờ phút thiêng liêng này của tôi… ngoài ra, tôi không đòi hỏi gì hơn là để cho
tôi được quyền sống một mình trong cô tịch và lặng lẽ. Ngoài cái giờ ấy, tôi
cũng đọc sách, cũng xem báo như mọi người… nhưng làm việc một cách tiêu cực, hoặc
sưu tầm tài liệu để qua một bên, đợi lúc đọc sách chánh thức đem ra mà nghiền
ngẫm.
Dĩ nhiên là
trong lúc đọc sách trang nghiêm ấy, tôi chỉ đọc toàn những tác phẩm hay nhất mà
thôi.
2. Chỉ đọc những tác phẩm hay
Jules Payot
nói: “Nếu cho tôi được sống lại cuộc đời của tôi, tôi tự thệ trong lúc trẻ tuổi,
chỉ đọc ròng sách hay, do những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới viết ra thôi.
Tôi đã mua rất đắt cái kinh nghiệm đã qua của tôi khi còn nhỏ, đã làm phung phí
sức lực của tôi rất vô lối vì những tác phẩm vô giá trị. Nếu anh em muốn có một
tương lai tốt đẹp về tinh thần, hãy nghe theo tôi, đừng bao giờ đọc sách nhảm…”
Vậy làm cách
nào để nhìn biết một quyển sách hay? Trước đây đã nói qua về loại sách học. Nay
xin bàn đến những sách có tính cách đào luyện tinh thần trí não con người.
Sách hay nói
đây chẳng những hay về văn chương tao nhã mà hay về ý tưởng thâm trầm.
Có một đặc
điểm này để nhận thấy cái hay của một quyển sách, bất cứ là một quyển sách loại
gì, là càng đọc đi đọc lại chừng nào, càng thấy nó rộng rãi sâu xa chừng nấy. Một
quyển sách mà tháng này đọc thấy hay, tháng sau đọc lại thấy bớt hay hoặc hết
hay là một quyển sách tầm thường. Có nhiều quyển sách mình chỉ đọc qua một bận
là hết muốn giữ nó bên mình. Trái lại quyển sách hay dù cho một năm sau, ba năm
sau, hay mười năm sau nữa mà đọc lại vẫn thấy thâm trầm man mác không biết chừng
nào. Trình độ mình càng ngày càng lên cao, mình lại thấy nó càng thâm sâu hơn nữa.
Những sách tầm thường không sao chịu nổi thử thách của thời gian. Đó là loại
sách mà người ta thường gọi là “sách bất tận”. Cần lựa những sách ấy làm sách
“gối đầu giường”. Những sách như quyển Ngữ lục (Pensées) của Pascal.
Tuy nhiên,
sách hay cũng không phải cần luôn luôn là “sách bất tận” mới được. Những quyển
sách khêu gợi được ta nhiều ý nghĩ đột ngột, lạ lùng và mới mẻ, dù ta không thể
nhìn nhận tư tưởng của tác giả, ta cũng không sao tránh khỏi những bâng khuâng
và hoài nghi, hoặc trong nhất thời đưa đến cho ta những vấn đề mà xưa nay ta
chưa từng để ý đến, - đều là những thứ sách làm giàu thêm cho ta về kinh nghiệm,
về tư tưởng và về tài liệu. Những thứ sách ấy cũng được xem là sách hay. ,
Ethique của Spinoza, Pensées của Epictète và Marc-Aurèle, Imitation de
Jésus-Christ, Bible, Nam hoa Kinh, Đạo đức Kinh, Dịch Kinh… là những sách rất
hay, đọc đến chết vẫn thấy còn luôn luôn sâu sắc thâm trầm.
3. Sách gối đầu giường
Tiện đây,
xin nói qua về những sách “gối đầu giường”. Những sách “gối đầu giường” phải là
những bộ sách mà bất cứ ở hoàn cảnh nào đều có thể giúp cho ta một vài ý tưởng
thích nghi và an ủi; những sách đưa ta lên cao bằng những tư tưởng thanh thoát
hay những gương mẫu của những bực anh hùng vĩ nhân trong nhân loại; những sách
giúp cho ta biết hoài nghi suy nghĩ thêm, biết đặt vấn đề, biết làm cho lòng ta
nhẹ nhàng và phấn khởi, khôn ngoan và trong sạch hơn. Có người nói rằng: “Quyển
sách đẹp nhất có lẽ là quyển sách viết ra không phải để mà đọc, và chỉ in ra
khi nào tác giả đã qua đời, và nhờ vậy, nó có tánh cách của một bản di thư tinh
thần, không có một ẩn ý gì chiều chuộng hay làm vui lòng độc giả” (7). Thật vậy,
một quyển sách viết ra, không phải vì tiền, vì danh mà phải là một quyển sách
viết ra vì một nhu cầu cần thiết nào của tác giả. Người đọc sách phải cảm thấy
có một sự kêu gọi khao khát thì sự đọc sách mới thật là hứng thú và có nhiều thụ
dụng, nếu cảm thấy không có gì trong thâm tâm khát khao kêu gọi gì cả, thì thà
đừng đọc sách còn hơn, cũng như nếu mình cảm thấy không có gì cần phải nói ra,
thì đừng bao giờ miễn cưỡng mà viết sách. Những bài thơ hay và cảm động nhất phải
chăng là những bài thơ mà thi sĩ đã cảm động nhất trong khi sáng tác nó?
Học cũng như
ăn. “Mỗi một tâm hồn đều có một thức ăn riêng. Phải biết nhận cho ra ai là những
tác giả của riêng mình. Dĩ nhiên là những tác giả ấy sẽ khác hẳn với những tác
giả của bạn bè ta. Trong văn chương cũng như trong tình yêu ta thường phải ngạc
nhiên vì sự chọn lựa của người khác. Chúng ta cần phải trung thành với các tác
giả đã thích hợp với mình. Về việc lựa chọn này chỉ có chính mình mới là người
xét đoán đúng nhất mà thôi”…
Có những
sách “gối đầu giường” mà người ta đọc mỗi ngày như kinh nhật tụng. Nhưng cũng
có những thứ người ta không cần phải đọc, mà ảnh hưởng của nó đối với ta rất lớn:
16 Ngữ lục (Pensée) của Pascal: trong tiết 5 ở sau, ghi là: Tư tưởng lục
(Pensée) của Pascal (?). (Goldfish). chỉ một cái tựa sách, hoặc cái tên tác giả
mà thôi cũng đã là một khuyến lệ, một vị thiên thần luôn luôn ủng hộ che chở ta
và nhắc nhở an ủi ta rồi. Sau cùng, cũng cần giữ bên mình ta những sách có những
tư tưởng đối lập với ta dùng làm sách “gối đầu giường”. Pascal lại đọc Montaig
ne, Montaige lại đọc Senèque. Cái người “thù” với tư tưởng ta, thường lại là
người giúp cho ta suy nghĩ nhiều hơn tất cả, vì chính họ là kẻ giúp ta thấy rõ
những nhược điểm của ta và bắt buộc ta phải tìm thêm bằng cứ cho lập trường tư
tưởng của ta. Họ là kẻ nhìn thấy rất tăm tối chỗ mà ta nhận thấy rất sáng sủa,
và chính họ là kẻ giúp ta biết giữ vững lập trường, biết hoài nghi và thận trọng.
4. Uống nước tận nguồn
Đọc sách
hay, cần đọc ngay nguyên văn. Nếu không đọc được nguyên văn, thì phải tạm đọc
sách dịch. Như thế thì sự hiểu biết của ta cũng kể là hiểu biết tạm thời thôi.
Văn dịch chỉ đưa đến cho ta có một phương diện về tư tưởng của tác giả thôi, bởi
người dịch cũng chỉ dịch theo sự hiểu biết tạm thời của họ. Câu nguyên văn, ta
có thể ví như mặt biển rộng thênh thang, còn câu văn dịch không khác chi là mặt
nước ao tù.
Văn dịch, nếu
dịch đúng, chỉ đem lại cho ta một phần nào cái ý vị của nguyên văn thôi. Bởi vậy,
nếu muốn đọc sách cho đứng đắn, cần phải đọc chánh văn. Đọc một trăm quyển sách
khảo cứu về Vương Dương Minh, Lão tử, hay Trang tử… không bằng đọc ngay Vương
Dương Minh, Lão tử, hay Trang tử. Vì vậy, học được nhiều ngoại ngữ chừng nào
càng tốt đối với người muốn tạo cho mình một cơ sở học vấn rộng rãi và sâu sắc.
Có kẻ tưởng
cần kiếm những sách nghiên cứu về Lão tử, Trang tử hay Vương Dương Minh để dễ
thấy đại lược tư tưởng của các ông ấy hơn là phải đọc ngay các ông ấy, khó khăn
hơn. Tính như thế thật sai lầm. Đọc sách nghiên cứu trước khi đọc một tác giả
nào, có cái lợi là khỏi cần mất nhiều thời giờ để hiểu tác giả ấy trong khi đã
có người làm trước cho ta công việc đó. Nhưng ta sẽ bị cái hại này là ta chỉ hiểu
biết tác giả qua sự hiểu biết và nhận xét của nhà nghiên cứu thôi, chứ khó lòng
biết được cái chân diện mục của tác giả. Muốn biết Lão tử mà đọc cuốn Lão tử của
Ngô Tất Tố thì ta chỉ biết được Lão tử theo Ngô Tất Tố chứ chắc chắn không làm
gì hiểu được Lão tử. Nhưng thực ra, cũng không biết ta phải hiểu cách nào mới
thật là hiểu đúng theo như Lão tử đã hiểu, là vì “không có một danh từ nào mà
có một nghĩa đối với hai người” (acun mot n’a le même sens pour deux hommes). Mỗi
độc giả đối với Lão tử có một cách nhận xét và phản ứng riêng, vì vậy, như ta
đã biết, không biết bao nhiêu là bản dịch Đạo đức kinh hoàn toàn khác nhau và
những nhà chú giải Lão tử cũng không sao kể xiết.
Sở dĩ tôi đã
nói trước khi đọc ngay chánh văn của Lão tử, đừng vội đọc sách nghiên cứu về
Lão tử, là tôi muốn cho các bạn đối với Lão tử (hay bất cứ đối với một tư tưởng
gia nào) đừng bị một thiên kiến nào trước cả, nó sẽ làm tê liệt óc phê phán của
ta. Đối với những học sinh hay sinh viên không ngày giờ nghiên cứu nghiền ngẫm
thì sự đọc những sách nghiên cứu trước khi đọc chánh văn là một sự cần, để biết
mà trả lời cho giám khảo. Việc ấy là một sự bắt buộc, không thể nào làm khác
hơn được. Chỉ cần đợi họ sau khi ra trường làm lại công cuộc giáo dục của họ sẽ
hay. Chứ đối với người có công tự học thì việc “đi sau đuôi” kẻ khác, tìm lấy một
“con đường mòn” theo kẻ khác mà đi… là một điều không nên có.
Dù sự phán
đoán, phê bình của ta không được xuất sắc bằng nhiều nhà nghiên cứu khác, nhưng
nó là của ta… nó là của trình độ hiểu biết hiện tại của ta… Sau này, ta sẽ đọc
lại các sách nghiên cứu khác để so sánh và chữa lại hoặc bổ túc thêm những phán
đoán sai lầm hay thiếu sót của ta, thì công phu tự học thụ dụng không biết chừng
nào. Sự lợi ích của sách nghiên cứu là giúp cho ta so sánh lại những nhận xét của
nhà nghiên cứu với những điều ta quan sát và suy xét, chứ không nên để cho nó
quy định trước lề lối tư tưởng của ta và làm mai một tinh thần sáng tác và tự
chủ của ta. Đọc sách phải là một sự sáng tạo. Chứ không phải là một sự nô lệ. Đừng
bao giờ tìm hiểu biết một người bằng lời giới thiệu của một kẻ thứ ba. Sự ưa
ghét, bao giờ cũng thiên lệch. Ưa thì nói tốt, ghét thì nói xấu… đều là những
phê bình chủ quan cả. “Đồng với ta, cho ta là phải; không đồng với ta, cho
ta là quấy”. Cái Phải Quấy của con người thường chỉ có thế thôi. Phần đông một
số sách nghiên cứu ngày nay ở nước ta là một sự nhai đi nhai lại những ý kiến của
những người đi trước và chỉ có thế thôi, nhất là những sách giáo khoa. Vì vậy,
một cái lầm lạc của người trước sẽ được người ta “tụng” đi “tụng” lại mãi như
con “két”, thật đáng thương hại không biết chừng nào!
- Nguyễn Duy Cần -
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét