Dùng bữa với đối tác là một “sự kiện” không thể thiếu đối với mọi doanh nhân. Để đạt hiệu quả cao, bạn không nên mắc phải 10 lỗi đơn giản sau đây:
1. QUÁ TẬP TRUNG VÀO CÔNG VIỆC
Bạn nghĩ rằng sau bữa ăn mình sẽ là người phải thanh toán
hóa đơn, vì thế phải tận dụng khoảng thời gian này bằng cách “nhồi nhét” tối đa
thông tin cho đối tác? Đừng quên rằng việc kinh doanh sẽ không thể thành công nếu
bạn không thể tạo ấn tượng tốt đẹp và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Hãy mở
đầu buổi dùng bữa bằng cách hỏi thăm một chút về gia đình, về những chuyến du
lịch gần đây hoặc về bất cứ vấn đề gì để nhà đầu tư hoặc khách hàng cảm nhận
được rằng bạn thật sự quan tâm đến họ như một người bạn chứ không phải chỉ là
một “cỗ máy cung cấp tiền”.
2. TẬP TRUNG QUÁ MỨC VÀO THỨC ĂN
Đây cũng là một trong những lỗi khá phổ biến. Khi thức ăn
được mang đến, bạn rất dễ bị phân tâm khỏi câu chuyện đang dang dở, đặc biệt là
khi bạn đã trót bỏ bữa sáng. Ngay khi đang trộn salad, bạn cũng đừng nên đánh mất sự tập
trung của mình vào đối tác. Việc này sẽ giúp bạn không bị bối rối và “trật
nhịp” giữa buổi thảo luận thân mật trên bàn ăn.
3. KHÔNG DUY TRÌ SỰ TIẾP XÚC BẰNG MẮT
Khi tập trung quá nhiều vào thức ăn hoặc vào những công việc
tiếp theo sẽ làm trong ngày, bạn sẽ quên duy trì sự tiếp xúc bằng mắt với đối
tác. Điều này có thể khiến họ nghĩ rằng bạn không có thiện ý, không mặn mà gì
với buổi gặp mặt này. Hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ lơ là việc nhìn thẳng
vào mắt khách hàng hoặc nhà đầu tư để họ biết bạn luôn thực sự quan tâm đến vấn
đề mà họ đang nói.
4. TẠO MÂU THUẪN
Đưa ra một vấn đề gây tranh cãi
để mọi người cùng bàn luận có vẻ như “chiêu” khá thú vị để làm giảm sự nhàm chán vì
những người trong bàn ăn đều được bày tỏ quan điểm của mình. Tuy nhiên, mọi
người có những ý kiến trái chiều nhau là điều không thể tránh khỏi. Do đó, họ
sẽ ra về với một tâm trạng khó chịu hoặc thậm chí là cảm thấy bị tổn thương.
5. THÂN MẬT QUÁ MỨC
Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt và hỏi thăm một số vấn đề cá
nhân để thể hiện sự quan tâm không có nghĩa là phải tỏ ra quá thân mật hoặc tò
mò quá nhiều về những vấn đề nhạy cảm của đối tác (chẳng hạn như việc họ đang
phải giải quyết những tranh chấp sau ly hôn), trừ khi bạn và họ đã thực sự trở
thành bạn bè.
6. NÓI QUÁ NHIỀU
“Im lặng là vàng”, và nó cũng là một cách tốt để làm mới lại
buổi trò chuyện. Khi bạn quyết định đặt câu hỏi để phá tan khoảng im lặng, hãy làm sao cho họ cảm thấy được khơi gợi để
tiếp tục nói, chứ không phải là bạn chỉ đang hỏi những câu vô thưởng vô phạt
cho qua chuyện.
7. QUÁ TÂNG BỐC MỘT NGƯỜI TRONG BÀN ĂN
Khen ngợi và tâng bốc một người nào đó có thể là cách để bạn
thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, “thủ thuật” này sẽ nhanh chóng bị phản tác
dụng khi bữa ăn trưa đó còn có sự tham gia của nhiều người khác. Họ sẽ đánh giá
thấp và cho rằng bạn là người thích nịnh nọt và không đáng tin.
8. TỎ RA QUÁ XA CÁCH
Giữa lúc mọi người đang rôm rả bàn về một chủ đề nào đó một
cách thật sôi nổi thì bạn không nên tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm dù thật sự bạn không
hứng thú với chủ đề đó lắm. Hãy lắng nghe câu chuỵên một cách khách quan, điềm tĩnh và
đặt một vài câu hỏi để các đối tác thấy rằng bạn không cố tình “làm lơ” sự
nhiệt tình của họ.
9. LIÊN TỤC KHOANH TAY
Động tác khoanh tay trước ngực là một cử chỉ rất dễ làm “nản
lòng” người đối diện, vì nó cho thấy rằng bạn đang “đóng cửa” mọi ý tưởng của
mình lẫn của họ. Trong suốt bữa ăn trưa, hãy giữ cho đôi tay của bạn rộng mở
như một động thái chào đón mọi ý kiến, mọi bình luận, mọi câu chuyện của khách
hàng hoặc nhà đầu tư.
10. QUÁ CHU ĐÁO
Quan tâm đến cảm xúc của các đối tác trong bữa ăn trưa là
rất tốt nhưng đừng để họ cảm thấy khó chịu vì được “chăm sóc” quá mức. Lựa chọn lý tưởng nhất trong trường hợp này là bạn phải làm
sao để vừa có thể tận hưởng hương vị phần thức ăn của mình vừa thoải mái duy
trì sự tương tác vui vẻ với khách hàng, nhà đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét