Kinh tế học vi mô (microeconomics) thường được gọi là lý thuyết về giá (price theory) vì môn này tập trung vào cơ chế xác định giá hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Thị trường ở đây chủ yếu nói lên mối quan hệ cung và cầu.
Cầu (demand) là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu (the law of demand) cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu sẽ giảm đi.
Cung (supply) là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Quy luật cung (the law of supply) nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lương cung.
Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường (equilibrium). Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá trị trường cao hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất.
(Theo Saigon Times Daily)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét