Tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp trẻ gây dựng cơ đồ và có thể cố vấn, giúp đỡ thế hệ kế tiếp chinh phục giấc mơ của họ. Chính những kiến thức được truyền từ thế hệ doanh nhân này sang thế hệ doanh nhân khác sẽ tạo ra cái nhìn sâu sắc, là nền tảng của sự thành công của những doanh nhân khởi nghiệp trong tương lai. Dưới đây chính là những điều mà tôi ước tôi đã biết khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình.
1. TẬP TRUNG. TẬP TRUNG. TẬP TRUNG
Nhiều doanh nhân nghĩ rằng mình luôn phải nắm bắt mọi cơ hội
có được. Tuy thế, nhiều cơ hội kinh doanh đôi khi sẽ là con sói
đội lốt cừu non. Đừng quan tâm quá nhiều tới những thứ bên lề. Việc ôm đồm
quá nhiều sẽ làm
tinh thần và thể lực của bạn suy kiệt, dẫn đến hạn chế cả hiệu quả và
năng suất. Tốt nhất là làm được một việc trọn vẹn, hoàn hảo, còn hơn là làm 10
việc một lúc mà việc nào cũng làng nhàng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần phải
nhảy sang một dự án khác cũng có nghĩa rằng ý tưởng ban đầu của bạn đang có vấn
đề.
2. BIẾT VIỆC MÌNH LÀM, LÀM VIỆC MÌNH BIẾT
Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp
dẫn hay có thể đem lại lợi nhuận lớn, mà hãy bắt đầu từ những gì bạn yêu thích.
Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm mạnh và tài năng của
bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng quan
trọng đấy, nhưng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thỏa mãn khi những gì mình tâm
huyết đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày còn là điều quan trọng hơn. Nếu trái
tim bạn không dành cho công việc ấy, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt được thành
công.
3. NGẮN GỌN TRONG 30 GIÂY HOẶC ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG NÓI GÌ CẢ
Khi
có cơ hội gặp gỡ với một nhà đầu tư (như ở trong thang máy chẳng
hạn) hay một khách hàng đang có mối quan tâm đến sản phẩm - dịch vụ bạn
đang kinh doanh, hãy luôn luôn sẵn sàng để quảng bá về công việc kinh doanh của
bạn. Nói rõ những sứ mệnh, dịch vụ và mục đích mà bạn hướng tới một cách rõ
ràng, ngắn gọn, súc tích. Hãy chọn cách nói phù hợp với người nghe, hơn là cố
gắng nói nhiều hơn, với nhiều người hơn.
4. BIẾT MÌNH BIẾT GÌ, BIẾT MÌNH KHÔNG BIẾT GÌ, VÀ BIẾT RẰNG
AI BIẾT NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG BIẾT
Chắc chắn trong cuộc sống này chẳng có ai có thể biết hết mọi
thứ, nên đừng bao giờ tỏ ra mình là “Biết tuốt”. Hãy tập hợp quanh mình những
cố vấn, những người sẽ bồi dưỡng bạn thành một lãnh đạo tốt hơn, một doanh nhân
thành đạt hơn. Tìm kiếm thành công, kiến thức ở những người mà bạn có chung mối
quan tâm cũng như những người nhận thấy có thể nhận được lợi ích khi làm việc
với bạn dài hạn.
5. HÀNH XỬ NHƯ MỘT NGƯỜI MỚI KHỞI NGHIỆP
Hãy tạm gạt những yêu cầu xa xỉ về văn phòng tiện nghi, xe
hạng sang hay những khoản chi phí phù phiếm to lớn, trong khi sự sống của công
ty bạn vẫn còn phụ thuộc vào ví tiền của bạn. Hãy thực hành và hoàn thiện nghệ
thuật tiết kiệm, cẩn trọng với từng đồng, và cũng như uốn lưỡi bảy lần trước
khi nói, hãy uốn tay bảy lần trước khi tiêu bất cứ một khoản nào. Duy trì một
chi phí thấp và quản lý dòng tiền của bạn thật hiệu quả.
6. HỌC TỪ THỰC TẾ
Không một cuốn
sách kinh doanh, kế hoạch kinh doanh nào có thể dự đoán chắc chắn được
tương lai, hoặc trang bị đầy đủ kiến thức cho bạn để có thể trở thành một doanh
nhân thành công. Cũng không bao giờ có một kế hoạch hoàn hảo, không có con
dường hoàn hảo, không có đường tắt. Tất nhiên, đừng bao giờ nhảy vào giữa một
công việc kinh doanh mới mà không có bất kỳ ý niệm nào về nó hay một kế hoạch
cụ thể với nó, nhưng cũng đừng mất đến hàng tháng, hàng năm chỉ để ôm cây đợi
thỏ. Bạn sẽ dần trở thành doanh nhân thành công chính nhờ va chạm thực tế, quan
trọng nhất là bạn phải học hỏi từ những sai lầm và không bao giờ mắc một sai
lầm đến lần thứ hai.
7. SẼ KHÔNG AI ĐEM TIỀN CHO BẠN ĐÂU
Thực thế, khi khởi nghiệp, sẽ
không ai đưa không tiền cho bạn đâu. Nếu ngay từ đầu bạn cần một nguồn vốn
lớn để bắt đầu đầu tư, kế hoạch của bạn cần phải xem xét lại. Tìm một điểm để
bắt đầu thay vì cố chọn điểm kết thúc. Giảm quy mô cũng như các chí phí đắt đỏ.
Hãy đơn giản hóa các ý tưởng cho đến khi bạn có thể quản lý nó một cách dễ
dàng, tìm cách để kế hoạch hóa mô hình kinh doanh của bạn trên một ngân sách eo
hẹp. Nếu bạn muốn tìm kiếm đầu tư, hãy chứng minh được giá trị của mình trước
đã. Nếu ý tưởng của bạn thành công một cách hiện hữu, cơ
hội huy động vốn từ các nhà đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể.
8. HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE
Không, tôi không phải là mẹ của bạn đâu nhé. Nhưng tôi đảm
bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu tự biết chăm sóc cho mình. Công việc
kinh doanh cũng chính là một phong cách sống. Nếu cứ làm việc đến kiệt sức, bạn
sẽ tự
đốt cháy bản thân mình và công việc cũng sẽ kém hiệu quả hơn. Đừng lý
do lý trấu gì nữa, hãy ăn uống hợp lý, tập
thể dục và dành thời gian cho riêng mình.
9. ĐỪNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA CÔNG VIỆC KINH DOANH
Lời nói không quan trọng bằng việc làm. Hãy khẳng định giá
trị của bạn thông qua những gì bạn có thể đạt được thay vì những lời ba hoa bốc
phét. Hãy cho khách hàng và các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp của bạn nhiệt
tình mà vẫn cư xử đúng mục, khiêm tốn, thân thiện nhưng không vồ vập. Tránh làm
mất lòng tin bằng cách tô vẽ những mục tiêu cao xa nhưng không chắc chắn. Tóm
lại, hoặc là bạn chắc chắn làm được, hoặc là nên im lặng.
10. BIẾT RẰNG LÚC NÀO CẦN PHẢI DỪNG LẠI
Ngược lại với những gì người ta thường nói, người thuyền
trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm nghỉm cùng con tàu. Đừng
làm những việc ngu ngốc chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, tỏ ra mình anh hùng
mã thượng, vậy nên cũng phải biết lúc nào cần rút chân khỏi vũng bùn. Nếu ý
tưởng của bạn đang tỏ ra thất bại ngày một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó
sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì khác. Rút ra bài học từ những thất bại của
chính mình sẽ là hành trang tốt hơn cho bạn và cho những công việc kinh doanh
sau này. Thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là
người sẽ trưởng thành từ những nghịch cảnh.
- Theo ENTREPRENEUR MAGAZINE -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét